Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020

Cá mập xanh nặng 200kg, với lưỡi câu ở miệng dạt vào cửa sông ở Quảng Trị

Cá mập xanh nặng 200kg, với lưỡi câu ở miệng dạt vào cửa sông ở Quảng Trị https://ift.tt/3kJT2x2

Một con cá mập xanh dài 2,5m, nặng khoảng 200kg với lưỡi câu ở miệng đã dạt vào bờ biển tỉnh Quảng Trị vào tối 22/9.

Theo báo Tuổi Trẻ, vào khoảng 22h ngày 22/9, người dân làm nghề chài lưới dọc sông Bến Hải bất ngờ phát hiện một con cá lạ bơi vào vùng ven bờ cách cửa sông khoảng hơn 1km. Lúc này, con cá vẫn còn sống nhưng yếu dần rồi chết.

Con cá mập xanh lạc vào cửa sông Bến Hải được ngư dân làm nghi lễ chôn cất
Ảnh chụp màn hình báo Tuổi Trẻ.

Mất khoảng một giờ đồng hồ, người dân địa phương mới đưa được xác con cá vào khu vực bến đò B thuộc thôn Tùng Luật. Cá được một số ngư dân trong thôn xác nhận là cá mập xanh, nặng khoảng 2 tạ và dài 2,5m.

Ngư dân ở trong vùng đã làm nghi lễ trước khi chôn cất cá mập ngay trong đêm. Được biết, trước đây người dân địa phương từng phát hiện xác cá mập dạt vào bờ sông và chôn cất cẩn thận.

Cá voi nặng hơn 10 tấn dạt vào bờ biển Ninh Bình

Vào đầu năm nay, xác một con cá voi dài 14m, nặng hơn 10 tấn dạt vào bờ biển tỉnh Ninh Bình hôm mùng 2 Tết, và được chôn cất theo phong tục người dân vùng biển.

Xác cá voi đang phân hủy
Ảnh chụp màn hình báo Zing.

Theo báo Zing, xác cá voi được một số người dân phát hiện trôi dạt vào bờ biển thuộc xã Kim Đông, trong tình trạng phân hủy nặng.

Loài cá này được ngư dân gọi là cá “Ông". Chính quyền địa phương cùng người dân đang lên phương án xử lý xác cá đảm bảo vệ sinh môi trường và tiến hành chôn cất ở khu vực đền thờ gần đó theo phong tục vùng biển.

Những sinh vật lạ dạt vào bờ biển:

Hàng ngàn con cá "hình thù lạ" dạt vào bờ biển Mỹ
Ảnh chụp màn hình báo Dân Trí.

Cuối năm ngoài, hàng ngàn sinh vật có "hình thù lạ" đã dạt vào bãi biển Drakes ở Bắc California (Mỹ). Theo các nhà khoa học, sinh vật trên được xác định là “hải bìu”. Nguyên nhân bãi biển được phủ kín các con giun màu hồng, da trơn láng, với hình dáng kỳ lạ là bởi cơn bão vừa xảy ra trên biển đã ép những sinh vật này ngoi ra khỏi hang cát và bùn, bị sóng lớn đưa vào bở biển.

Trước đó theo tờ Người đưa tin, Satomi Higa - một ngư dân ở làng Yomitan (tỉnh Okinawa, Nhật Bản) cũng đã chia sẻ với CNN câu chuyện 2 con cá cờ mặt trăng sinh sống ngàn mét dưới đáy biển đã mắc lưới của mình.

Một trong 2 con cá dạt vào bờ biển Yomitan
Một trong 2 con cá dạt vào bờ biển Yomitan - ảnh: Viện hải dương Ouzu.

Loài cá cờ mặt trăng này có thân dẹt và dài. Chúng là loài cá có xương dài nhất trong tự nhiên (cá voi được xếp vào động vật có vú), các cá thể trưởng thành có thể đạt đến độ dài 11m. Loài cá này sinh sống ở đáy đại dương, cách mặt biển khoảng 1.000m. Việc cá cờ mặt trăng xuất hiện ở các vùng nước cạn sát biển là một hiện tượng vô cùng bất thường.

Trong văn hóa Nhật Bản, loài cá cờ mặt trăng được coi là “Ryugu no tsukai” nghĩa là “Lời nhắc từ thủy cung”.

Vào năm 2011, hàng tá con cá cờ cũng đã dạt vào bờ biển Nhật Bản trước khi thảm họa Fukushima ập đến, cướp đi sinh mạng của hơn 20.000 người dân. Động đất độ 9, sóng thần, hỏa hoạn, rò rỉ hạt nhân,... đây được coi là một trong những thảm họa khủng khiếp nhất nước Nhật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét