Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020

Hà Nội: Người thứ 2 tử vong do sốt xuất huyết

Hà Nội: Người thứ 2 tử vong do sốt xuất huyết https://ift.tt/31TnCNT

Hà Nội ghi nhận thêm 1 nam bệnh nhân 57 tuổi, tử vong sáng 1/9 tại Bệnh viện Bạch Mai do mắc sốt xuất huyết. Đây là ca thứ hai tử vong do sốt xuất huyết trong vòng 2 tuần qua ở Hà Nội.

Báo VnExpress đưa tin, đại diện Bệnh viện Bạch Mai cho biết chiều 2/9, bệnh nhân bị sốt 5 ngày, ở nhà tự mua thuốc để uống, bệnh không thuyên giảm nên vào viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Khi đó, bệnh nhân đã bị sốt xuất huyết biến chứng suy gan thận. Bệnh nhân được lọc máu, hồi sức tích cực, song không qua khỏi vì bệnh quá nặng. Chẩn đoán nguyên nhân tử vong do sốc nhiễm khuẩn, rối loạn đông máu.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội phối hợp Bệnh viện Bạch Mai điều tra thông tin dịch tễ. Sáng 2/9 Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm đã khoanh vùng, vệ sinh môi trường, phun hóa chất khử khuẩn tại khu vực bệnh nhân sinh sống. Đây là ca thứ hai tử vong do sốt xuất huyết ở Hà Nội gần đây.

Đây là ca thứ hai tử vong do sốt xuất huyết ở Hà Nội gần đây. Ca đầu tiên là thiếu niên 17 tuổi, ở Nam Từ Liêm, sốt xuất huyết, sốc truyền dịch tại nhà, bị ngừng tim 30 phút. Cả hai bệnh nhân đều đến bệnh viện muộn, tình trạng nặng.

BS Cấp khuyến cáo, những bệnh nhân nghi ngờ mắc sốt xuất huyết

Vietnamnet dẫn thông tin từ BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trong những ngày đầu tiên mắc sốt xuất huyết, biểu hiện sốt khá giống với các bệnh sốt do virus cấp tính.

Người bệnh thường sốt cao liên tục, khi dùng hạ sốt có thể lui sốt nhưng có thể sốt tăng trở lại nhanh chóng sau 3-4 tiếng.

Có khoảng 70% các trường hợp mắc sốt xuất huyết là lành tính, sau sốt 5-7 ngày người bệnh có thể tự hồi phục. Tuy nhiên một số trường hợp có cơ địa đặc biệt, có bệnh nền mạn tính kèm theo cần lưu ý hơn.

Theo BS Cấp, trong sốt xuất huyết có 2 biến chứng hay gặp là hạ tiểu cầu và cô đặc máu. Trong đó biến chứng hạ tiểu cầu không khiến cơ thể mệt mỏi, li bì. Do đó nhiều người khoẻ mạnh chủ quan, không theo dõi cho đến khi bị xuất huyết ồ ạt.

Ngược lại, biến chứng cô đặc máu có liên quan nhiều đến triệu chứng mệt, đau tức vùng gan, nôn, buồn nôn, lơ mơ, li bì, thường kéo dài 24-48 giờ.

Cả hai biến chứng này đều gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, biến chứng chảy máu thường dễ nhận biết và ít khi bị bỏ qua, biến chứng còn lại khó tự nhận biết, thậm chí đến giai đoạn sốc người bệnh mới tự phát hiện ra.

Do đó BS Cấp khuyến cáo, những bệnh nhân nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, cần làm xét nghiệm tiểu cầu trong 3 ngày liên tiếp, vào các ngày thứ 4-5-6 vì theo dõi biến chứng hạ tiểu cầu là phải theo dõi xu thế chứ không phải chỉ một thời điểm.

“Nếu ngày thứ 6, tiểu cầu vẫn có xu thế đi xuống thì ngày thứ 7 phải làm xét nghiệm lại. Còn nếu ngày thứ 4-5 thấp, thứ 6 bắt đầu tăng lên thì không cần làm nữa”, BS Cấp thông tin.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét