Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020

[Phỏng vấn]: Người Mông Cổ thức tỉnh sau khi bị bắt học hoàn toàn bằng tiếng Trung

[Phỏng vấn]: Người Mông Cổ thức tỉnh sau khi bị bắt học hoàn toàn bằng tiếng Trung https://ift.tt/3hUqpvY

Một cô giáo người Mông Cổ cho biết: "Chúng tôi là người Mông Cổ, chúng tôi sẽ không sợ hãi hay cúi đầu!"

Việc chính quyền Trung Quốc ép buộc học sinh Mông cổ phải học bằng tiếng Hán đã khiến các cuộc đình công giáo dục và các chiến dịch "bất tuân dân sự" tiếp tục sôi sục, ngày càng có nhiều học sinh bỏ trốn khỏi trường học và không chịu đến lớp.

Nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ra lệnh khẩn cấp cho tất cả các địa phương làm “công tác tư tưởng” và buộc con em của các cán bộ, nhân viên đang học tại các trường dân tộc phải đến báo danh tại trường vào ngày 1/9. Người dân Mông Cổ đã chống lại các quyết định này.

Ngày 1/9, Cục Giáo dục và Thể thao Siwangqi Banner Nội Mông đã có văn bản khẩn nêu rõ, theo sự triển khai thống nhất của khu tự trị, thành ủy, tất cả con em cán bộ, công nhân viên đang theo học tại các trường dân tộc phải tới báo danh với nhà trường vào ngày 1/9. Những người không báo cáo sẽ phải đối mặt với "hình thức kỷ luật nghiêm trọng”.

Ảnh: Epochtimes.

Ngoài ra, giáo viên hiệu trưởng của trường học tiếng Mông Cổ ở Chayouhou Banner đã ra thông báo khẩn cấp cho phụ huynh vào ngày 31/8, yêu cầu các quan chức phải cho con em họ đến trường vào ngày 1/9, nếu không họ sẽ phải chịu trách nhiệm.

Ảnh: Epochtimes.

Gây áp lực cho lãnh đạo các đơn vị, thôn bản làm "công tác tư tưởng"

Một người dân ở thành phố Tongliao nói với Epochtimes rằng hôm nay họ không có ai ra đường và con cái của họ không đi học. Bí thư thôn và giáo viên đã dẫn đầu một đoàn làm "công tác tư tưởng" từ nhà này sang nhà khác và vận động các em đến lớp.

Bai Yier, một giáo viên cấp hai người Mông Cổ ở hạt Xilin Gol League Banner, nói với phóng viên Epochtimes: “Hiện tại, học sinh người Mông Cổ của chúng tôi từ mẫu giáo đến trung học đều không có mặt trong lớp, những em đã theo học được cha mẹ đưa trở lại khu chăn nuôi. Sự việc trên đang gây áp lực cho lãnh đạo các đơn vị, yêu cầu công chức có con em đang đi học phải đưa trẻ đến trường và ký vào văn bản đồng ý với công văn cải cách”.

Bai Yier cho biết ban đầu lãnh đạo đơn vị cũng thực hiện nghĩa vụ thông báo chứ không ép buộc. Nhưng bây giờ các nhà chức trách đã bắt đầu mạnh mẽ yêu cầu, "ví dụ, chúng tôi không được phép làm việc nữa, hiện tại Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật đã bắt đầu kêu gọi từng người thực hiện theo yêu cầu”.

Thức tỉnh khỏi "hạnh phúc giả tạo"

Bai Yier nói với Epochtimes, "Yêu cầu của chúng tôi là khôi phục một loại hình giáo dục song ngữ. Hiện tại, chúng tôi không muốn xảy ra xung đột lớn, bởi vì khi có xung đột, người bị tổn thương chỉ là chúng tôi. Đây chính là kế hoạch, là một cuộc chiến lâu dài”.

Bai Yier thở dài rằng cô chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có một ngày đột nhiên cải tổ như vậy. "Tác động này đã khiến tôi thức tỉnh. Dân tộc chúng tôi đã bao năm an phận thủ thường, hiện tại đột nhiên được thông báo áp dụng chính sách như vậy, ở một mặt nào đó cũng không phải là điều xấu, bởi chúng tôi đã được đánh thức và ngừng ca hát nhảy múa, uống rượu mỗi ngày, biểu hiện hạnh phúc giả tạo, phải thật sự nghĩ đến sự tồn vong của dân tộc”.

Cô cũng cho biết, học sinh bãi khóa nhưng các giáo viên như cô thì không được phép bãi công, chính quyền yêu cầu giáo viên làm thay cha mẹ nhưng không ai làm vì giáo viên đều ủng hộ học sinh.

Bai Yier nói, "Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra sau sự việc này, nhưng chúng tôi là người Mông Cổ. Chúng tôi sẽ không sợ hãi hay cúi đầu!"

Phương tiện truyền thông chính thức tạo ra tin tức giả mạo về "ngày khai trường”

Một nghiên cứu sinh tiến sĩ người Mông Cổ Xilin Gol League Ana cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Epochtimes: “Hôm nay đài truyền hình Neimeng Gu đưa tin rằng Nội Mông đang khai giảng ở khắp nơi, nhưng đó là một báo cáo sai sự thật, không có học sinh Mông Cổ nào trong phóng sự và ngôn ngữ trong buổi phỏng vấn cũng không phải tiếng Mông Cổ. Tôi không biết người được phỏng vấn là ở đâu, nhưng chắc chắn đó không phải là tiếng Mông Cổ và tôi không chắc đó có phải là người Hán hay không”.

Ảnh: Epochtimes.

Ana nói, “chúng tôi sẽ cố gắng giữ ngôn ngữ của riêng mình. Tiếng Mông Cổ là ngôn ngữ duy nhất trên thế giới được viết theo chiều dọc”.

Về "phong trào bất tuân dân sự" này, Ana nói, "Chúng tôi chỉ muốn học sinh theo nền giáo dục song ngữ ban đầu và không ai nói là sẽ không học tiếng Trung. Bây giờ, làm gì có đứa trẻ Mông Cổ nào không nói được tiếng Trung? vì chúng tôi là người Trung Quốc. Chúng tôi yêu đất nước của chúng tôi, nhưng chúng tôi cũng cần phải truyền lại ngôn ngữ dân tộc của mình”.

Ana cho biết, hầu hết người Mông Cổ giao tiếp bằng tiếng Mông Cổ trong cuộc sống hàng ngày. Với chương trình học mới thì ngôn ngữ Mông Cổ sẽ thoái hóa, sau này không ai nghĩ ra được nữa. Trên thế giới sẽ như chưa bao giờ từng có người Mông Cổ.

Video học sinh bãi khóa và trốn học khắp nơi

Trên mạng xã hội Twitter hiện có nhiều video về phong trào "bất tuân dân sự" này ở Hohhot, Nội Mông Ulanhot, Tongliao, Thành phố Chifeng, Hing'an và nhiều nơi khác. Các em học sinh tìm cách thoát khỏi trường học hoặc diễu hành để phản đối việc bỏ dạy học bằng tiếng Mông Cổ.

Cũng có trường học ở khu vực Xích Phong, Nội Mông đã cử xe buýt đưa học sinh trở lại trường nhưng không thành công.











Theo Gu Xiaohua và Ling Yun, Epochtimes
Phụng Minh biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét