Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2020

Người ăn mày rách rưới có tấm lòng cao thượng

Người ăn mày rách rưới có tấm lòng cao thượng https://ift.tt/309fck6

Vào thời nhà Thanh, có một người ăn xin ở cửa Nam, huyện Vĩnh Khánh. Cha ông đã mất, ông dựa vào nghề ăn xin để nuôi mẹ, người đời gọi ông là Trương Khất Nhân. Vì không có nhà, ông đào một cái hang để hai mẹ con nương thân.

Một ngày nọ, tuyết rơi dày đặc, quan tri huyện Ngụy Kế Tề đi qua hang động hai mẹ con ăn xin thì nghe thấy tiếng hát vọng ra. Mặc dù giọng hát không xuất sắc nhưng lời ca lại rất tình cảm, lay động lòng người. Ông cảm thấy khá kỳ quái, tùy tùng của ông thấy vậy liền nói "Đây là giọng hát của Trương Khất Nhân". Ông liền gọi người ăn xin ra, hỏi anh ta vì sao ca hát? Trương Khất Nhân đáp: "Hôm nay là sinh nhật mẹ tôi, tôi hát một bài chúc mừng, khuyên bà ăn nhiều hơn một chút!".

Tri huyện thấy vậy ra lệnh cho tùy tùng đưa Khất Nhân và mẹ vào phủ. Ông tặng cho mẹ Khất Nhân một ít vải thô và lương thực rồi cho Khất Nhân 10 xâu tiền. Khất Nhân thấy vậy quỳ xuống dập đầu "Huyện lão ban thưởng của cải cho mẹ con tôi, chúng tôi không dám nhận. Huyện lão gia ban thưởng tiền cho tôi, tôi không dám nhận".

Tri huyện tò mò nói: "Thế này không tốt hơn ông ngày ngày lê lết trên đường, xin cơm thừa canh cặn sao?".

Khất Nhân nói: "Không! Mẹ tôi ăn cơm thừa canh cặn lâu rồi, chúng tôi vẫn bình an vô sự, không có gì là không sạch sẽ cả. Tôi lê dân ngu dốt, không biết 10 xâu tiền này huyện lão gia từ đâu mà có. Mẹ tôi đã 80 tuổi, tôi đã 61 tuổi, kính mong các vị quan đều trong sạch như vậy thì trăm họ đều được nhờ".

Nghe thấy những lời này, tri huyện vô cùng chấn động, xấu hổ đến toát mồ hôi, không ép buộc hai mẹ con nhận tiền nữa. Sau đó ông quyết định xây cho hai mẹ con một căn nhà ở ngõ Kim Hoa trong thành. Khất Nhân biết chuyện đã cõng mẹ rời khỏi huyện Vĩnh Khánh, không ai biết hai mẹ con họ đã đi đâu.

***

Nhiều người có thói quen đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài, tiền tài, danh vọng, hoặc học vị mà quên đi mất điều quan trọng nhất là phẩm giá của một người. Trên thực tế, "đạo đức" tuy vô hình nhưng mới là thước đo chuẩn xác khi nhận định người ta.

Người ăn xin tuy nghèo đói nhưng ẩn chứa bên trong là một tâm hồn cao thượng, thanh khiết, lương thiện, quả giống như báu vật trân quý bị che lấp, không nhìn ra giá trị chân thực.

Tham khảo: Bản thảo Lịch sử nhà Thanh/ Theo Epochtimes

Video xem thêm: Có những người chỉ vì mưu sinh mà phải dốc hết những gì mình có

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/lang-dong-dem-ve-so-611-co-nhung-nguoi-chi-vi-muu-sinh-ma-phai-doc-het-nhung-gi-minh-co_19d011cbc.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét