Thứ Tư, 9 tháng 9, 2020

Phụ huynh Việt choáng vì sách giáo khoa có giá gần 1 triệu đồng, ở nước ngoài thì sao?

Phụ huynh Việt choáng vì sách giáo khoa có giá gần 1 triệu đồng, ở nước ngoài thì sao? https://ift.tt/3bQZ3Vv

Mấy ngày nay, trên mạng bàn tán rất rôm rả việc học sinh lớp một ở Việt Nam phải đóng hơn 800 ngàn mua sách sau ngày khai giảng. Vậy ngày khai giảng năm học mới ở các nước trên thế giới thì thế nào?

Ở Nauy

Vào ngày khai giảng, học sinh đến trường được tự chọn áo quần, màu sắc hay kiểu mẫu mình thích.

Nhà trường không băng rôn, không chào cờ, không đọc diễn văn. Thầy cô giáo ra tận cổng để bắt tay chào đón từng học sinh mới.

Vào lớp, các thầy cô và học trò sẽ ngồi nói chuyện với nhau, hỏi thăm các em nghỉ hè có vui không và kể về những trải nghiệm trong dịp nghỉ hè. Học sinh tự giới thiệu tên mình, loài vật và bông hoa yêu thích... Sau đó, các em được nhà trường phát sách vở, bút giấy + Ipad mới.

Năm lớp một, học sinh sẽ bắt đầu học thương yêu, che chở, giúp đỡ bạn bè, thấy ai buồn hoặc không có bạn chơi cùng thì báo cho Thầy cô giáo biết.. Các em học cách sử dụng dụng cụ nhà trường, nhà vệ sinh, sắp xếp ngăn tủ riêng cá nhân, học cách tự mặc áo quần, tất vớ, giày dép; học cách ngồi học, ngồi ăn và làm việc chung với bạn.

Thầy cô giáo ra tận cổng để bắt tay chào đón từng học sinh mới (Ảnh: stangeavisa).

Ngoài ra, các em còn được học cách phân biệt rác thải, bỏ rác vào thùng, giữ gìn sạch sẽ chung quanh, học phân biệt tốt, xấu. cái gì được phép, không được phép làm. Đến từ giữa năm, các em mới bắt đầu học mặt chữ và các con số.

Trong ba lô các em cấp 1 thường chỉ 2 quyển tập, 1 Ipad , và 1 hộp bánh mì ăn trưa..

Ở Mỹ

Khác với nhiều nước, Mỹ không tổ chức khai giảng mà chỉ dành ngày đầu tiên đến trường để học sinh tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và làm quen với giáo viên, bạn bè mới.

Thông thường, nhà trường sẽ thông báo ngày chính thức bắt đầu năm học mới. Học sinh theo đó sẽ tới trường để tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và làm quen với trường lớp. Nhiều ngôi trường lại dành ngày đầu tiên này để chụp ảnh cho học sinh. Tất cả các tài liệu, sách vở học tập cho trẻ em đều được cung cấp miễn phí.

Mỹ không tổ chức khai giảng mà chỉ có ngày nhập học (ảnh: novinite).

Trong vài năm gần đây, nhiều địa phương còn mời các bậc phụ huynh tới giao lưu và gặp gỡ với giáo viên con em mình 1 tuần trước khi năm học mới bắt đầu. Như vậy, trước khi bắt đầu năm học mới, cha mẹ và các thầy cô đã trở nên quen thuộc với nhau. Điều này thật tuyệt vời đối với con trẻ.

Ở Nhật

Ngày khai giảng ở Nhật, phía bên ngoài cổng trường không có bất kỳ sự trang hoàng lộng lẫy hay hoành tráng nào báo hiệu cho một lễ khai giảng năm học mới, chỉ có duy nhất một cô giáo đứng ở cổng đón tiếp học sinh và phụ huynh. Phải thật chú ý bạn mới có thể nhìn thấy một tấm biển nhỏ dựng đứng khiêm nhường ở bên cạnh ghi 3 chữ Lễ Nhập Học.

Vị hiệu trưởng mở đầu buổi lễ bằng việc giới thiệu bản thân và chào mừng các học học sinh. Ngay sau đó, bài Quốc ca Nhật Bản được phát lên nhưng không có màn kéo cờ và chào cờ.

Tiếp theo, từng thầy cô lên giới thiệu bản thân mình rất ngắn gọn.Theo đúng nghi lễ, thầy cô và các học trò cúi chào nhau. Thầy cô cúi thấp hơn chào học trò.

Thầy cô và học trò cúi chào nhau (ảnh: theguardian).

Không có bài phát biểu diễn văn khoe thành tích và càng không có phát biểu hay tham dự của quan chức ngành giáo dục và địa phương, cũng không có hội phụ huynh phát biểu, thầy hiệu trưởng chỉ dặn dò các con 3 điều giản dị mà cần thiết:

Một là chú ý sự an toàn giao thông cho cá nhân, bởi vì ở Nhật các học sinh đều tự đi bộ đến trường. Hai là luôn giữ sự lễ phép và tôn trọng với dân cư xung quanh trường. Ba là biết đặt ra mục tiêu của năm học và ước mơ cho cá nhân mình.

Kết thúc buổi lễ, các học sinh mới chuyển đến được mời lên phía trên và từng em giới thiệu ngắn gọn về bản thân trước các học sinh cũ. Các thầy cô phụ trách lớp sẽ đưa các con về lớp của mình.

Lễ khai giảng ở Nhật nhẹ nhàng và tiết kiệm tối đa tới mức bằng không. Các thủ tục hành chính về phía phụ huynh và gia đình học sinh được loại bỏ hoàn toàn.

Video xem thêm: Mục đích cao nhất của giáo dục là gì?

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/muc-dich-cao-nhat-cua-giao-duc-la-gi_1d82f5b69.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét