Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020

Tính toán qua vệ tinh: Tam Hiệp có sụt lún, 18.000 km2 lưu vực Dương Tử ngập trong nước

Tính toán qua vệ tinh: Tam Hiệp có sụt lún, 18.000 km2 lưu vực Dương Tử ngập trong nước https://ift.tt/3k2uI93

Mưa lớn liên tục xảy ra ở nhiều vùng của Trung Quốc trong 3 tháng qua, đặc biệt lưu vực sông Dương Tử đã phải hứng chịu lũ lụt, và sự an toàn của đập Tam Hiệp đã thu hút nhiều sự chú ý.

Gần đây, Đại học Trung ương Đài Loan đã nghiên cứu hình ảnh vệ tinh của đập Tam Hiệp và nhận thấy rằng con đập đang sụt lún nhẹ, đồng thời hơn 18.000 km2 đất ở lưu vực sông Dương Tử đã bị nhấn chìm trong tháng Bảy, theo NTDTV.

Theo báo cáo của Thông tấn Trung ương Đài Loan vào ngày 9/7, Trung tâm Nghiên cứu Không gian và Đo lường của Đại học Trung ương Đài Loan đã sử dụng ảnh vệ tinh để đo đạc từ xa khu vực ngập lụt của sông Dương Tử trong tháng 7 và sự biến dạng của đập Tam Hiệp.

Thông tin cho hay, những trận mưa lớn liên tục ở miền nam Trung Quốc kể từ cuối tháng 5 đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng ở sông Dương Tử và sông Hoài. Trong tháng 7, đã có 18.000 km2 đất bị ngập trong nước, trong đó 10.000 km2 là đất canh tác, diện tích ngập lụt của các thị trấn và làng mạc là hơn 2.000 km2, cho thấy tình trạng ngập lụt nghiêm trọng.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng không xa phía thượng lưu của đập Tam Hiệp, phần đập đất đá bảo vệ Mao Bình Khê ở phía bên phải của hồ chứa có xu hướng lún nhẹ. Theo quan sát của vệ tinh, khu vực lún khoảng 5mm mỗi năm. Trên bề mặt của đập Tam Hiệp, không có sự biến dạng hay hư hại rõ ràng nào.

Tình trạng trước và sau lũ lụt ở trung và hạ lưu sông Dương Tử, bức ảnh cho thấy một trong những khu vực bị ngập lụt nghiêm trọng ở huyện Bà Dương, tỉnh Giang Tây. (Ảnh: Đại học Trung ương Đài Loan).

Lượng mưa lớn ở nhiều tỉnh ở Trung Quốc đã gây ra lũ lụt trong nhiều tháng. Lưu vực sông Dương Tử đã trải qua 5 đợt đỉnh lũ, đổ thẳng vào trung và hạ lưu sông Dương Tử. Đập Tam Hiệp tiếp tục "siêu xả lũ" kể từ giữa tháng 6, làm trầm trọng thêm thảm họa ở hạ lưu. Mực nước của các đê bao ở mức siêu báo động, và tình hình kiểm soát lũ lụt đã từng rất khắc nghiệt.

Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 18/7 thừa nhận rằng có "sự dịch chuyển, rò rỉ và biến dạng…" đã xảy ra ở đập Tam Hiệp, nhưng không cung cấp số liệu cụ thể về sự dịch chuyển, rò rỉ và biến dạng này.

Vào cuối tháng 8, khi Lý Nam Ương, con gái của cựu bí thư Lý Thụy - người từng phản đối việc xây dựng Dự án Tam Hiệp của Mao Trạch Đông, được phỏng vấn, bà đã chỉ ra rằng "Đập Tam Hiệp không những không có chức năng kiểm soát lũ lụt mà còn có giá trị tiêu cực”.

Lý Nam Ương nói rằng Dự án Tam Hiệp ban đầu được xây dựng để "phòng chống lũ lụt", và sau đó nó trở thành một dự án toàn diện để phát điện, kiểm soát lũ lụt và phá triển giao thông đường thủy. Cha bà đã thuyết phục Mao Trạch Đông dẹp bỏ ý định xây đập Tam Hiệp. Sau đó dự án cũng chưa thể đưa vào triển khai vì lý do kinh tế và kỹ thuật chưa đủ đáp ứng.

Mãi cho đến khi phong trào sinh viên bị đàn áp đẫm máu ngày 4/6/1989 ở Thiên An Môn, Giang Trạch Dân mới ra lệnh xây đập Tam Hiệp để ổn định dân chúng và thúc đẩy cái gọi là thanh thế quốc gia. Lý Nam Ương nhấn mạnh rằng khi thiết kế đập Tam Hiệp, không có sự lập luận thống nhất và toàn diện, Tam Hiệp không những không ngăn được lũ mà còn phải xả lũ, dẫn đến lũ lụt ở vùng trung lưu và hạ lưu thậm chí còn tồi tệ hơn.

Lý Nam Ương cho rằng tình hình thảm khốc của các trận lũ trên sông Dương Tử năm nay phản ánh đầy đủ thực tế là đập không có chức năng điều tiết lũ, vì đập xả lũ đã gây tác hại lớn cho hạ lưu nên không có cách nào để khắc phục tình hình.

Theo Li Yun, NTDTV
Phụng Minh biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét