Từ thời cổ đại, đất nước Trung Hoa có một nền văn minh huy hoàng sáng lạn. Ngôi vị Hoàng đế kéo dài từ lúc khởi nguyên đến cuối triều đại Mãn Thanh. Từ khi ĐCSTQ lên nắm quyền, nó không ngừng phá hủy nền văn minh tín Thần, lịch sử chân thật và nội hàm chữ viết đều bị nó xuyên tạc...
Trong văn hóa truyền thống Á Đông có một câu nói rằng ngũ hành tương hợp với 5 màu sắc. Sách "Chu lễ - Đông quan khảo công ký" có viết: “Hướng Đông là màu xanh, hướng Nam là màu đỏ, hướng Tây là màu trắng, hướng Bắc là đen, Trời huyền, Đất vàng”. Sắc vàng là màu trung tâm của Ngũ hành, là màu chính của Trung Hoa cổ xưa. Nó đại diện cho vẻ đẹp đức hạnh của trời và là cao quý nhất. Trong "Đỗ Hữu - Thông điển" có viết: “Màu vàng là trung hòa của các màu sắc đẹp, thừa hưởng đức của Trời, là thuần khiết nhất, những đồ dùng cao quý mới được dùng màu vàng".
Trong văn hóa thần truyền 5000 năm của đất nước Trung Hoa, chữ Hoàng được dùng rất phổ biến như: Hoàng đế, Hoàng bì, con cháu Viêm Hoàng, Hoàng Hà, Hoàng Sơn, v.v... Tại sao văn minh Trung Hoa lại lấy “hoàng” (màu vàng) để biểu hiện? Liệu có phải nó mang nội hàm rất thâm sâu hay không?
Hoàng Đế...
Sách sử ghi lại, khi xưa có Tam Hoàng Ngũ Đế, Hoàng Đế là một trong Tam Hoàng và là người đứng đầu của Ngũ Đế. Thời loạn thế, Hoàng Đế đã khởi binh chín lần đánh Xi Vưu, ba lần đánh Viêm đế, cuối cùng đã thống nhất vùng đất Hoa Hạ.
Hoàng Đế dùng đức để quy chính muôn dân, tính ra lịch, dạy nông dân làm ruộng, đóng thuyền, chế tạo xe kéo, làm cung tên, sáng tạo chữ viết, làm lịch Can Chi, thảo ra lễ nhạc, mở đường cho y học cổ truyền Trung Hoa... và phát minh ra nhiều thứ khác nữa. Nhờ những thành tựu huy hoàng này mà ông được người đời sau tôn vinh là Thủy Tổ của dân tộc Trung Hoa. Người Trung Quốc xưa vẫn tự hào nói bản thân là con cháu của Viêm Hoàng.
Trong “Bạch hổ thông đức luận” có ghi chép: "Hoàng là màu trung hòa của sắc nên theo thiên tính tự nhiên, muôn đời không đổi. Thuở sơ khai, Hoàng đế định ra chế độ xã hội, trong đó vạn sự vạn vật đều hòa hợp với trời đất mà trường tồn mãi mãi. Do vậy, người đời sau mới gọi ông là Hoàng Đế".
Hoàng Hà...
Sông Hoàng Hà được ví như huyết mạch của dân tộc Trung Hoa. Con sông này là nơi khởi nguồn của vùng châu thổ Hoa Hạ và cũng là nơi tạo nên nền văn minh Hoàng Hà. Nước sông bắt nguồn từ bầu trời nên Hoàng Hà đã tự nhiên mang theo mình lễ nhạc cùng khởi nguồn của nền văn hóa Thần truyền.
Giống như hình dáng của con rồng, sông Hoàng Hà chia thành chín khúc đi qua 9 tỉnh của Trung Quốc. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và chứng kiến vô vàn sự việc thiện ác tốt xấu tại nhân gian, không biết đã có bao nhiêu phù sa và trầm tích bồi lắng xuống bùn đất của dòng sông này.
Hoàng Sơn...
Hoàng Sơn được mệnh danh là "Ngọn núi kỳ lạ bậc nhất trong thiên hạ". Nơi đây có những cây tùng mang hình dáng hiếm thấy cùng với những núi đá kỳ quái, biển mây vờn quanh và suối nước nóng khiến cho những du khách từng tới nơi này trải nghiệm khó lòng mà quên được. Dân gian thường ví von rằng: phẩm chất của người tu luyện thường mang theo vị Hoàng Sơn. Bởi vì, người tu luyện chân chính sẽ có những trải nghiệm vô cùng huyền diệu và nội hàm cao thâm của Phật gia cũng có ẩn chứa trong hai chữ Hoàng Sơn này.
Hoàng (màu vàng) là màu của Phật gia. Vào thời nhà Đường, núi Hoàng Sơn còn có tên gọi khác là núi Y. Nguyên nhân đặt tên như vậy là bởi núi này có nhiều khối đá màu xanh đen, chữ Y (黟) được tạo nên từ chữ hắc (黑) và chữ nhiều (多). Tuy nhiên, tương truyền Hiên Viên Hoàng đế đã tu luyện đắc đạo thành Tiên tại chính ngọn núi này, do vậy, đến thời Đường Huyền Tông, cái tên núi Y đã được đổi thành Hoàng Sơn.
Kỳ quan Hoàng Sơn
Đến thăm Hoàng Sơn, mọi người sẽ thấy nơi đây có những cây tùng mang hình dáng kỳ lạ, những núi đá hình hài kỳ quái cùng những ngọn núi lớn nhỏ kết hợp lại tạo nên cảnh tượng vô cùng đặc sắc. Nếu đứng ở các độ cao khác nhau mà quan sát, du khách sẽ như đang được chiêm ngưỡng những bức tranh khác nhau. Điều này giống như những người tu luyện có nhận thức pháp lý của Phật pháp ở các tầng khác nhau là khác nhau vậy.
Trong khu danh lam thắng cảnh của Hoàng Sơn còn có một địa danh mang tên "Thiên Hải" (Biển trời), biển ở các tầng trời khác nhau. Còn tứ hải, bao gồm: Đông Hải, Nam Hải, Tây Hải, Bắc Hải, chỉ mang ý tứ chỉ biển ở thế giới phàm tục mà thôi.
Ba ngọn núi chính của Hoàng Sơn gồm có: Hoa Sen, Quang Minh, Thiên Đô. Cao nhất là núi Hoa Sen, cao 1864 mét so với mực nước biển. Hoa sen được nhiều người biết đến, là loài hoa của cõi Phật. Điều này nói với con người thế gian rằng Hoàng Sơn tượng trưng cho Phật gia, cho tu luyện Phật pháp.
Nằm bên cạnh núi Hoa Sen là núi Quang Minh. Đỉnh mang nội hàm là vị trí cao nhất, do đó đỉnh Quang Minh mang ý nghĩa là Phật quang phổ chiếu. Phật pháp giống như mặt trời chiếu sáng nhân gian mang đến “Quang Minh”.
Núi thứ 3 mang tên núi Thiên Đô. Thiên Đô nghĩa là đô thị trên bầu trời. Ngọn núi Thiên Đô nằm ngay cạnh núi Hoa Sen, điều này như muốn nhắn gửi tới con người nơi nhân thế thông điệp rằng: Tu luyện Phật pháp là con đường để trở về Thiên quốc.
Bức tranh hai màu vàng và đỏ
Từ thời cổ đại, đất nước Trung Hoa có một nền văn minh huy hoàng sáng lạn. Ngôi vị Hoàng đế kéo dài từ lúc khởi nguyên đến cuối triều đại Mãn Thanh. Từ khi ĐCSTQ lên nắm quyền, nó không ngừng phá hủy nền văn minh tín Thần, lịch sử chân thật và nội hàm chữ viết đều bị nó xuyên tạc. Con người hiện tại chỉ cần nhắc đến chữ "hoàng sắc" (màu vàng) thì liền nghĩ đến đây là màu sắc đại diện cho "nền văn minh cổ xưa", "vẻ đẹp của Thiên đức". Tuy nhiên, nội hàm chân thực của sắc vàng lại không mấy người biết được, hơn nữa trong tư tưởng còn phản ánh ra hàm ý mang theo sự đen tối của sắc tình.
Qua gần 100 năm phá hủy, "văn hóa đỏ" biến dị đã cải biến gần như hoàn toàn sông núi cùng văn hóa Thần truyền trên mảnh đất Hoa Hạ. 5000 năm văn hóa Thần truyền bị văn hóa "giả, ác, đấu" thời hiện đại tàn phá không thương tiếc. Non nước Trung Hoa trở thành "Non sông một dải đỏ". Màu đỏ của máu tượng trưng cho bạo lực đã trở thành màu cơ bản trong cuộc sống của người Trung Quốc trong thời kì văn hóa biến dị ngày nay.
Có một điểm thú vị là, trên thế giới hiện nay, màu vàng lại trở thành màu cảnh báo, còn màu đỏ là màu báo động. Đây là khái niệm mang tính toàn cầu. Liệu có phải nền văn minh của sắc vàng chính là mang đến một cảnh báo cho nhân loại hôm nay?
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, hầu hết các tôn giáo đều nói về chủ đề đại kiếp nạn mà nhân loại phải đối diện. Có lẽ, trong nền văn minh lần này, sắc vàng chỉ là một màu mang dấu hiệu cảnh báo trước. Còn, thời kỳ "văn hóa đỏ" mới là mấu chốt tạo ra thời khắc và thảm cảnh nguy nan. Có lẽ, thoát khỏi nền văn hóa và tư tưởng của thể chế "màu đỏ" thì sinh mệnh mới thoát hỏi cảnh nguy hiểm. Đây cũng là một sự chọn lựa cho mỗi sinh mệnh trước thời khắc chuyển giao của Trời đất, vũ trụ vậy.
Theo Sound Of Hope
San San biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét