Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

Vì sao bão số 9 là “cơn bão đặc biệt”?

Vì sao bão số 9 là “cơn bão đặc biệt”? https://ift.tt/3e76UPB

Chuyên gia khí tượng thủy văn cho biết, khi vào Biển Đông, bão số 9 (Molave) di chuyển rất nhanh, không có các yếu tố làm "tiêu hao năng lượng", nên bão liên tục tăng cường độ khi tiến gần đất liền, theo Dantri.

Ngày 24/10, trên vùng biển ngoài khơi Philippines xuất hiện một cơn áp thấp nhiệt đới, với sức gió mạnh cấp 7, giật cấp 9. Chỉ sau 1 ngày quần thảo trên biển, áp thấp này đã mạnh lên thành bão trong ngày 25/10.

Sáng 26/10, bão quét qua đất liền Philippines với sức gió mạnh cấp 12, giật cấp 14 và tiến vào Biển Đông.

Ngay khi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 9, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia đã phát "tin bão khẩn cấp" - đây là điều đặc biệt, vì thường chỉ phát "tin bão trên Biển Đông".

Lý giải điều đặc biệt trên, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, do bão số 9 di chuyển nhanh, cường độ mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng nên trung tâm lập tức phải phát "tin bão khẩn cấp", vì chỉ khoảng 36-48 giờ tiếp theo (tính từ 9h sáng 26/10), bão sẽ ảnh hưởng đến đất liền các tỉnh miền Trung.

Vì sao bão số 9 là cơn bão đặc biệt? - 1
(Ảnh chụp màn hình báo Dantri)

So với các cơn bão khác, gần nhất là với cơn bão số 8, bão Molave tăng cấp khá nhanh, kể cả khi tiền gần đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng - Phú Yên.

Lý giải về việc này, ông Mai Văn Khiêm cho biết, bão số 9 di chuyển trên vùng biển ấm, có nhiệt độ 28-29 độ C - đây là điều kiện thuận lợi cho bão mạnh lên.

"Cơn bão số 8 khi vào Biển Đông thì xuất hiện một khối không khí lạnh và khô phía trước nên làm bão giảm cường độ nhanh chóng. Còn cơn số 9 này khi vào Biển Đông không chịu tác động bởi khối không khí lạnh và khô nên cường độ không giảm", ông Khiêm cho biết.

Trong khi đó, cao cận nhiệt đới lấn sâu xuống phía Tây nên duy trì bão số 9 di chuyển theo hướng Tây, khiến không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống khó tiếp cận với bão để gây suy yếu.

Ngoài ra, bão di chuyển vào giữa 2 Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa nên không bị ma sát với đảo, chính vì vậy cường độ không giảm. Bên cạnh đó, bão di chuyển vào vùng biển Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ - đây là vùng biển thoáng, không có vật cản nên bão không giảm cường độ. 

"Vùng biển Trung Trung Bộ - Nam Trung Bộ là vùng biển thoáng, không có địa hình che chắn nên gió bên trong đất liền có nguy cơ rất mạnh", ông Khiêm nói thêm.

Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết thêm, tháng 10/2020 là rất "đặc biệt", bởi trong vòng 1 tháng mà Biển Đông xuất hiện tới 5 cơn áp thấp nhiệt đới/bão. Cách đây 37 năm (năm 1983), điều này cũng từng xảy ra.

Bão số 9 gây nên những cơn sóng cao "hiếm gặp" trên Biển Đông

Ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy Quốc gia) đánh giá, cơn bão số 9 là cơn bão mạnh nhất từ đầu mưa bão đến nay.

Gần như toàn bộ Biển Đông sẽ chịu tác động trực tiếp của bão số 9. Ngoài ra, bão số 9 còn chịu tác động của gió mùa Đông Bắc nên sẽ gây ra gió mạnh tới cả khu vực phía Bắc của Biển Đông.

Còn theo ông Nguyễn Bá Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, không chỉ dự báo của Việt Nam, các đài quốc tế cũng đưa ra cảnh báo sóng biển do bão sẽ rất cao trên Biển Đông.

Vì sao bão số 9 là cơn bão đặc biệt? - 2
(Ảnh chụp màn hình báo Dantri)

"Hiếm khi trên Biển Đông mà xuất hiện những cơn sóng cao trên 10m. Khi bão đi vào vùng biển Trung Bộ - đây là vùng biển thoáng, tương đối sâu nên khả năng suy giảm sóng không cao", ông Thủy nói.

Theo ông Thủy, vùng biển từ Đà Nẵng đến Bình Định sẽ có khả năng có những con sóng cao 6-7m. Bài học rút ra là khi cơn bão Damrey năm 2017 đổ bộ vào khu vực Phú Yên - Khánh Hòa, xa Bình Định hàng trăm kilomet nhưng ở cảng Quy Nhơn (Bình Định) đã có 6 tàu chở hàng cỡ lớn bị chìm và 13 người mất tích.

"Cơn bão này chúng tôi lo ngại sóng lớn không chỉ xảy ra ở khu vực trọng tâm của bão, mà kể cả khu vực Bắc Trung Bộ cũng có sóng lớn", ông Thủy nói thêm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét