Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Trường hợp luân hồi chuyển kiếp nổi tiếng thế giới: Bé gái 4 tuổi khó quên tình duyên tiền kiếp, chồng con đến nhận nhau

Trường hợp luân hồi chuyển kiếp nổi tiếng thế giới: Bé gái 4 tuổi khó quên tình duyên tiền kiếp, chồng con đến nhận nhau https://ift.tt/3oKAK1t

Con người chỉ tồn tại trong một kiếp nhân sinh hay có sự luân hồi chuyển kiếp? Câu hỏi này đã được các nhà khoa học chứng thực qua trường hợp luân hồi chuyển kiếp nổi tiếng lịch sử thế giới của cô bé 4 tuổi đến từ Ấn Độ. Câu chuyện không chỉ gây chấn động giới khoa học mà còn đặt ra câu hỏi lớn về nguồn gốc thật sự của con người.

Shanti Devi sinh năm 1926 tại Delhi, Ấn Độ, mất năm 1987, cả đời không kết hôn. Trong suốt 62 năm, cuộc đời của bà luôn trở thành chủ đề nghiên cứu về luân hồi chuyển kiếp.

Bà tốt nghiệp tại Viện nghiên cứu của Đại học Punjab, Ấn Độ. Bà từng giảng dạy tại Cao đẳng Nghệ thuật tự do nữ của Đại học Delhi. Năm 1960, bà nhận lời Hội học tập luân hồi chuyển kiếp Thụy Sĩ, đi đến đó thuyết giảng. Câu chuyện luân hồi chuyển kiếp của Shanti từng thu hút sự chú ý của mấy trăm nhà nghiên cứu ở Ấn Độ và trên toàn thế giới. Năm bà 9 tuổi, anh hùng dân tộc Mahatma Gandhi của Ấn Độ đã chỉ định một nhóm nghiên cứu do 15 cá nhân xuất sắc hợp thành (bao gồm nghị viên, quan chức cấp cao và thành viên giới truyền thông) chuyên nghiên cứu thực tế về trường hợp chuyển kiếp của Shanti. Tiến sĩ Ian Stevenson, một chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu luân hồi tại Đại học Virginia của Mỹ cũng từng điều tra và nghiên cứu về trường hợp của bà.

Vào lúc Shanti 60 tuổi và trước lúc bà qua đời 40 ngày, tiến sĩ K.S. Rawat đã phỏng vấn Shanti và những người sống tại Delhi, Mathura và Jaipur có liên quan đến trường hợp này, bao gồm những người họ hàng và bạn bè tiền kiếp của bà. Ông nói rằng “đây có lẽ là trường hợp luân hồi nổi tiếng nhất từ trước đến nay trong lịch sử”.

Ký ức tiền kiếp hiện lên

Trước lúc bốn tuổi, Shanti Devi chỉ nói được một số từ, nhưng đến khi lên bốn, Shanti bắt đầu thao thao bất tuyệt nói ra một số chuyện không thể tượng tưởng nổi. Cô bé lặp đi lặp lại nhiều lần với cha mẹ về rất nhiều câu chuyện của chồng và con trai tiền kiếp của mình.

“Con là Chaubine (tức là vợ của Chaube), chồng con sống ở Mathura (được gọi là “thành phố thánh thần”, cách Delhi khoảng 145km về hướng Đông Nam), vợ chồng con có một đứa con trai. Chồng con rất đẹp trai, có một mụn cóc lớn ở má bên trái gần tai, anh ấy thường đeo kính lúc đọc sách báo. Chồng con có một tiệm vải ở trước đền thờ Dwarkadhish tại Mathura. Con đã ăn rất nhiều loại bánh kẹo khác nhau trong ngôi nhà ở Mathura”.

Lúc đó, khi mẹ của Shanti mặc quần áo cho cô bé, cô bé luôn kể về trước đây mình đã từng mặc những kiểu quần áo gì. Lúc đầu, cha mẹ cô bé cho rằng những gì Shanti nói đều là do hoang tưởng, nhưng đến khi cô bé lên 6 tuổi, vẫn tiếp tục kể về những chi tiết và các câu chuyện giống như vậy, thậm chí còn kể chi tiết về ca phẫu thuật sinh con và cái chết của mình ở tiền kiếp. Cha mẹ của Shanti bắt đầu cảm thấy khó hiểu và lo lắng, họ đã tìm đến bác sĩ tư vấn gia đình. Bác sĩ cảm thấy vô cùng kinh ngạc trước lời kể chi tiết về một ca phẫu thuật rất phức tạp của một đứa bé. Những bí ẩn do Shanti mang đến càng lúc càng lớn, cha mẹ cô bé bắt đầu cho rằng những điều này có thể là ký ức tiền kiếp của con gái mình.

Khi lên 6 tuổi, Shanti yêu cầu cha mẹ đưa mình đi Mathura, nhưng cô bé chưa từng nói ra tên của người chồng tiền kiếp. Thì ra, tại Ấn Độ có một dân tộc, người vợ không gọi tên của chồng mình trước mặt người khác, cho dù là do người khác nói ra, người vợ cũng sẽ đỏ mặt.

Có một người họ hàng xa nói với Shanti rằng, chỉ cần cô bé nói ra tên của người chồng tiền kiếp thì sẽ sắp xếp đưa cô bé đi Mathura. Thế là Shanti ghé sát vào tai của người đó, dùng tiếng địa phương của Mathura nói một cách nhẹ nhàng: “Pandit Kedarnath Chaube”. Người họ hàng xa này viết thư cho Chaube và mời anh đến Delhi một chuyến, Chaube viết thư trả lời chứng thực rất nhiều chuyện liên quan đến người vợ quá cố của mình, và sắp xếp cho một người họ hàng sống tại Delhi là Pandit Kanjimal đến gặp Shanti trước.

Lúc gặp mặt, Shanti nhận ra ngay người đó chính là người anh họ của chồng mình. Trong lần gặp mặt này, Shanti nói ra một số chi tiết trong căn nhà ở Mathura, còn nói ra vị trí mà mình đã giấu tiền. Kanjimal cảm thấy thật không thể tin nổi, trong lòng nghĩ thầm bé gái này có thể là Lugdi, vợ của Chaube đầu thai chuyển kiếp, nên đã đích thân đến Mathura khuyên em họ mình đến Delhi gặp Shanti.

Tiền kiếp của Shanti là Lugdi

Ngày 18 tháng 1 năm 1902, gia đình của Chaturbhuji sống tại thành phố Mathura sinh được một cô con gái, đặt tên là Lugdi Bai. Lugdi từ nhỏ đã thành tâm tín Phật, chưa đến 10 tuổi đã từng đi qua rất nhiều thánh địa. Có một lần khi đi hành hương, Lugdi bị thương ở chân, cô chữa trị tại Mathura, sau đó lại chuyển đến Agra để chữa trị tiếp, nhưng sau lần này căn bệnh viêm khớp đã xuất hiện tiềm ẩn trong cơ thể cô.

Tại Ấn Độ có tập tục tảo hôn, năm Lugdi 10 tuổi đã được gả cho Pandit Kedarnath Chaube lớn hơn Lugdi 10 tuổi. Vợ trước của Chaube đã qua đời, Lugdi chính là người vợ thứ hai của Chaube. Chaube có một cửa tiệm vải tại thành phố Mathura và một cửa tiệm chi nhánh ở Hardwar.

Sau khi kết hôn, Lugdi sinh mổ đứa con đầu lòng, nhưng đứa bé không may qua đời. Đến năm 13 tuổi Lugdi mang thai một lần nữa, vào ngày 25 tháng 9 năm 1925 cô sinh mổ thành công cậu con trai tên Navneet tại bệnh viện công lập Agra. Nhưng 9 ngày sau, tức vào ngày 4 tháng 10 năm 1925, Lugdi đã qua đời vì tình trạng sức khỏe trở nên xấu đi.

Sau khi Lugdi chết, trải qua một năm và 68 ngày, vào ngày 11 tháng 12 năm 1926, gia đình Babu Rang Bahadur Mathur sống tại địa phương Chirawala Mohulla của Delhi sinh hạ một cô con gái, họ đặt tên cho bé là Shanti Devi.

Sự gặp gỡ của kiếp trước và kiếp này

Ngày 12 tháng 11 năm 1935, sau khi Lugdi qua đời được 10 năm, Chaube đưa con trai Navneet, người vợ hiện tại cùng người anh họ Kanjimal, họ cùng nhau đi đến Delhi gặp cô bé Shanti tự xưng mình là Lugdi. Hôm sau, họ đi đến nhà của Shanti, vì muốn thử Shanti nên anh họ Kanjimal giới thiệu Chaube thành anh trai của Chaube. Cô bé Shanti 9 tuổi liền đỏ mặt, im lặng đứng ở một góc. Có người hỏi cô bé tại sao lại đỏ mặt trước anh trai của chồng mình? Shanti nói một cách kiên định: “Anh ấy không phải là anh chồng của con, anh ấy là chồng của con". Sau đó cô bé nói với mẹ mình: “Chẳng phải con từng nói với mẹ, anh ấy rất đẹp trai, có một mụn cóc ở má trái gần tai hay sao?”

Sau đó, Shanti nhờ mẹ chuẩn bị đồ ăn để đãi khách. Khi bà mẹ hỏi Shanti nên chuẩn bị những món ăn gì, cô bé nói chồng mình thích ăn khoai tây nghiền và bí đỏ. Những món ăn này đúng là món ăn mà Chaube thích nhất. Sau đó, Chaube hỏi cô bé Shanti có thể nói về một số chuyện đặc biệt để chứng minh không. Shanti trả lời: “Dạ được, trong sân vườn của nhà chúng ta có một cái giếng, ngày trước em thường hay ở đó tắm rửa”.

Khi nhìn thấy Navneet, Shanti xúc động một cách kỳ lạ, lúc đó Shanti còn nhỏ hơn con trai mình một tuổi. Shanti ôm lấy Navneet, hai mắt đẫm lệ. Chaube hỏi Shanti, trước khi qua đời em chỉ nhìn qua con trai một lần, làm sao em nhận ra được nó chính là con trai của em? Shanti nói con trai là một phần linh hồn của cô bé, linh hồn có thể dễ dàng nhận biết sự thật. Shanti đem hết toàn bộ đồ chơi của mình tặng cho Navneet.

Sau bữa cơm tối ngày hôm đó, Shanti hỏi Chaube: “Tại sao anh lại cưới thêm vợ mới? Phải chăng chúng ta (trước đây) không kịp ước hẹn cả hai sẽ không tái hôn?”

Trong những ngày Chaube ở lại Delhi, phát hiện những cử chỉ của Shanti có rất nhiều điểm giống với Lugdi. Chaube được cho phép hỏi Shanti về những chuyện riêng tư, Chaube hỏi Shanti lúc đó em bị mắc bệnh viêm khớp và không thể bước xuống giường, làm thế nào mang thai được? Shanti miêu tả lại hết toàn bộ quá trình, điều này khiến Chaube khẳng định 100% Shanti chính là Lugdi chuyển sinh. Ngày 15 tháng 11, cả nhà Chaube quay trở về Mathura, Shanti trở nên buồn bực không vui, cô bé muốn được đi cùng nhưng cha mẹ cô bé không đồng ý.

Lần đầu tiên đến quê hương Mathura

Câu chuyện của Shanti lúc đó làm chấn động cả đất nước Ấn Độ, Mahatma Gandhi cũng biết được câu chuyện này, ông đã gặp Shanti, và chỉ định một nhóm nghiên cứu (do 15 người xuất sắc hợp thành, trong đó bao gồm nghị viên, các nhân vật nổi tiếng cả nước và thành viên giới truyền thông)tiến hành nghiên cứu trường hợp của cô bé. Nhóm nghiên cứu thuyết phục cha mẹ của Shanti cho phép họ đưa Shanti đến Mathura. Ngày 24 tháng 11 năm 1935, mọi người bắt đầu khởi hành. Báo cáo của nhóm nghiên cứu đã miêu tả chi tiết về việc tìm kiếm và so sánh bằng chứng có được:

Đền thờ Dwarkadhish ở Ấn Độ (Ảnh: Pixabay)

Shanti vô cùng vui mừng khi xe lửa sắp đến nơi, cô dùng tiếng địa phương của Mathura nói rằng cổng đền thờ Dwarkadhish đã đóng khi xe lửa đến. Cả nhóm bước xuống xe lửa, đi đến một sân ga đông đúc, có một người đàn ông mặc trang phục truyền thống của Mathura đi về phía họ nhưng vì đám đông chen lấn nên đi chậm lại.

Một thành viên trong nhóm nghiên cứu nhân cơ hội này thử Shanti: “Em có nhận ra người này là ai không?”, Shanti nói: “Anh ấy là anh trai của chồng em!”, sau khi điều tra chứng thực người này đúng là anh trai của Chaube.

Shanti lần đầu tiên đến Mathura nhưng lại nhận ra rất nhiều địa điểm ở đây. Khi sắp đến nhà của Chaube, Shanti bước ra khỏi chiếc xe hai bánh, cô bé nhìn thấy một người đàn ông lớn tuổi trong đám đông và lập tức chạy qua đó cúi chào. Cô bé nói với người của nhóm nghiên cứu rằng người này chính là bố chồng của mình. Người đàn ông đó đích thực là bố của Chaube.

Khi đến nhà của Chaube, Shanti ngay lập tức đi thẳng vào phòng của Lugdi, và chỉ ra rất nhiều vật dụng mà Lugdi từng sử dụng. Nhóm nghiên cứu dùng tiếng địa phương để thử Shanti: “Jajroo (phòng vệ sinh) ở đâu?” Shanti lập tức chỉ ra được. Rồi họ lại hỏi: “Katora (một loại bánh rán) là thứ gì?”, Shanti cũng trả lời chính xác. Mà hai từ này vốn chỉ có người bản địa dùng, người nơi khác thông thường đều không biết.

Lugdi và chồng mình còn có một căn nhà khác, họ từng sống ở đó vài năm. Shanti yêu cầu đi đến đó xem thử, cô bé chỉ đường cho người lái xe đi đến nơi đó. Một nhân viên điều tra trong nhóm hỏi Shanti, cái giếng mà cô bé đã từng nhắc tới trước đây ở đâu? Shanti chạy thẳng đến một chỗ, nhưng không tìm thấy cái giếng nào ở đó cả, tuy rằng Shanti cảm thấy rất khó hiểu nhưng vẫn cương quyết tin rằng nơi đó phải có một cái giếng. Sau đó, Chaube di chuyển một tảng đá to ở chỗ đó ra chỗ khác, quả nhiên, có một cái giếng xuất hiện trước mắt mọi người. Khi được hỏi đến nơi cất giấu tiền, Shanti đưa mọi người lên tầng hai, tìm ra một cái hộp đưa cho mọi người xem, nhưng bên trong không có tiền. Sau đó, Chaube thừa nhận là sau khi Lugdi qua đời, anh ta đã lấy hết số tiền trong hộp.

Khi Shanti được đưa đến nhà của cha mẹ Lugdi, cô bé nhận ra người cha tiền kiếp của mình. Lúc đầu cô bé nhận nhầm cô mình là người mẹ tiền kiếp của mình, nhưng sau đó đã nhanh chóng đính chính lại. Khi họ gặp mặt nhau đã không kìm được nước mắt, tình cảm gia đình tự nhiên tuôn trào khiến cho những người có mặt đều cảm thấy rất xúc động.

Sau cùng, Shanti được đưa đến đền thờ Dwarkadhish và một số địa điểm mà trước đó cô bé từng nhắc đến, tất cả những ký ức tiền kiếp mà Shanti kể lại đều được chứng thực toàn bộ. Cuối cùng, trước khi rời khỏi Mathura, nhóm nghiên cứu đành phải chia cách Shanti và cha mẹ tiền kiếp của cô bé. Trong báo cáo của nhóm nghiên cứu có nhắc đến "quên đi chuyện kiếp trước là một điều may mắn".

Điệp khúc cuộc đời, dư âm không dứt

Tiến sĩ Ian Stevenson, người đứng đầu nhóm nghiên cứu chuyển kiếp nói rằng: “Tôi đã phỏng vấn Shanti Devi, cha của cô bé và những nhân chứng có liên quan khác, bao gồm Chaube, người được gọi là chồng tiền kiếp của cô bé. Nghiên cứu của tôi cho thấy, ít nhất thì 24 điều miêu tả trong ký ức của cô bé phù hợp với sự thật được điều tra kiểm chứng".

Tiến sĩ K.S.Rawat phỏng vấn Shanti vào tháng 2 năm 1986, lúc đó Shanti đã 60 tuổi, tìm hiểu chi tiết về ký ức tiền kiếp của bà và những ký ức tại Mathura trong kiếp này. Vào tháng 12 năm 1987, cách một năm sau tiến sĩ K.S.Rawat lại đến phỏng vấn bà, 40 ngày sau đó Shanti qua đời. Tiến sĩ K.S.Rawat cũng đi đến Mathura phỏng vấn anh em và họ hàng của Lugdi. Những thông tin thu thập được từ họ và những gì mà bản thân Shanti đã kể lại đều hoàn toàn trùng khớp.

Tiến sĩ Chu Tường Quang (1919-1963, là người Hoàng Nham, Triết Giang) từng dạy học tại Ấn Độ. Vào năm 1960 ông đã từng gặp Shanti, lúc đó Shanti 35 tuổi, là một cô gái có phong cách phóng khoáng. Lúc đó tiến sĩ Chu hỏi Shanti có còn nhớ được chuyện của kiếp trước không, cô ấy nói là còn nhớ được, chỉ là không rõ ràng như lúc còn nhỏ thôi, khi nhớ lại chuyện của tiền kiếp, giống như một bộ phim trên màn ảnh, hiện lên rồi vụt mất. Shanti còn nói, nếu không phải như vậy, tiền kiếp cứ tương phản với kiếp này trong thời gian dài, chắc là không thể nào sống tiếp được nữa.

Chẳng trách thành viên trong nhóm nghiên cứu lại nói rằng “quên đi chuyện kiếp trước là một điều may mắn”. Kiếp này nhìn lại kiếp trước, đời người vô thường như giấc mộng, tất cả chỉ như ảo ảnh. Nguyên thần trong luân hồi chuyển thế của nhiều đời nhiều kiếp, nếu cứ vô minh bám lấy tình nghĩa trước đây không buông, thì khi nào mới có thể chấm dứt?

Theo Epoch Times

Châu Yến biên dịch

Video xem thêm: Tại sao người đàn ông Duy Ngô Nhĩ phải đau khổ thốt lên- Tôi thà bắn mẹ và vợ mình còn hơn

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/tai-sao-nguoi-dan-ong-duy-ngo-nhi-phai-dau-kho-thot-len-toi-tha-ban-me-va-vo-minh-con-hon_bf4d573f6.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét