Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020

Những đứa trẻ không nhà và hành trình vươn lên trong mái ấm của đội lân Long Nhi Đường

Những đứa trẻ không nhà và hành trình vươn lên trong mái ấm của đội lân Long Nhi Đường https://ift.tt/3in5XTH

Trung thu đang cận kề, những em nhỏ được cha mẹ dẫn đi chơi, được ăn những chiếc bánh dẻo thơm ngon trong vòng tay yêu thương ấm áp. Thế nhưng, ở một nơi khác những đứa trẻ kém may mắn trong đội lân Long Nhi Đường lại miệt mài đi diễn trong mùa trăng vốn dành cho mình.

Câu chuyện về chặng đường phát triển của đội lân Long Nhi Đường được đăng tải trên Vnexpress phần nào sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về hành trình trưởng thành đầy gian nan nhưng ấm áp tình người của các em, xin được chia sẻ lại cùng quý độc giả.

Nam còn nhớ như in lần đầu tiên đội lân Long Nhi Đường của mình kiếm được tiền là vào mùa trung thu năm 2010. Một tối khi cả nhóm đang tập, một người phụ nữ đến bảo: "Mấy đứa tới cửa hàng của cô múa đi rồi cô cho tiền". Buổi diễn đó, thù lao được 50 nghìn nhưng chỉ đủ mua được 10 chiếc bánh bao, không đủ chia cho cả nhóm 12 người, chủ tiệm bánh bao thấy vậy, tặng thêm 2 cái nữa.

Thấm thoắt đã 13 năm, đội lân Long Nhi Đường do Lê Văn Nam (27 tuổi) thành lập giờ đây đã trở thành mái ấm cưu mang những đứa trẻ không nhà. Nam vốn là con thứ ba trong một gia đình có 5 anh chị em. Vì gia đình khó khăn nên từ khi học lớp 3 anh đã nghỉ học để ra khu vực Chợ Lớn ở quận 5 nhặt túi ni lông và bán vé số phụ mẹ tiền mua gạo. Ra đời sớm nên anh hiểu và đồng cảm với những đứa trẻ cùng cảnh ngộ. Từ đó, nghĩ cách để cả hội có thể chơi chung, tránh sa vào tệ nạn. 

Nam biết quận 5 và quận 8 là nơi có nhiều người Hoa sinh sống, cũng là cái nôi của nhiều đội lân nổi tiếng, môn này lại được nhiều bạn trẻ yêu thích nên anh quyết định thành lập đội lân để mọi người cùng tâp.

Lúc bấy giờ, ban ngày đi làm ở công ty bao bì, tối đến đám trẻ gần chục đứa tập hợp dưới chân cầu tập múa lân. Thấy đoàn lân nào đang tập luyện trước sân chùa hay vỉa hè cả đám xúm lại xem, học lỏm được vài kỹ thuật cơ bản, rồi dần dần tập thành thục hơn.

Cứ mỗi dịp Trung thu, lễ Tết cả nhóm lại đi múa lân dạo để kiếm tiền. Tuy nhiên, vì đã quen với lối sống đường phố nên đám trẻ thường hay to tiếng, sỗ sàng thậm chí là văng tục. Có khi cầm đầu lân lớn đi vào hẻm nhỏ, làm rơi đồ người ta nhưng không xin lỗi, thản nhiên đi tiếp. Nên không ít người cho rằng Long Nhi Đường là những đứa trẻ không đàng hoàng, múa lân chỉ là cớ để vào nhà người khác ăn trộm. Đi múa lân nhưng có nhà đóng cửa, tắt đèn rồi thậm chí thả chó ra xua đuổi.

Từ đó, Nam nghĩ muốn thay đổi cách nhìn của người khác đầu tiên phải thay đổi chính mình. Nam vận động các em đến lớp học văn hóa, thay đổi tác phong và cách ứng xử. Các em đã có những chuyển biến tích cực. Long Nhi Đường không phải là đội lân lớ, thù lao cho mỗi buổi diễn cũng không nhiều nên cả nhóm thường bỏ ống heo, cuối năm đập ra mua thêm quần áo, trống, cờ... Đội lân lớn mạnh dần.

Ảnh chụp màn hình: Vnexpress

Năm 2014, Nam được phía lãnh đạo quận cho phép mượn căn nhà tại 53 - 55 Lương Ngọc Quyến cho cả đội ở tạm, tiền điện nước vẫn phải trả nhưng các em đỡ được tiền thuê nhà. Ngoài những em cơ nhỡ, cũng có những em có gia đình nhưng hoàn cảnh khó khăn cũng tìm đến với đội. Đến nay, Long Nhi Đường có gần 40 em, độ tuổi từ 6 đến 22, trong đó có 20 em đang sống ở căn nhà chung này.

Hiểu được múa lân chỉ là một nghề ngắn hạn khi các em còn trẻ, Nam tạo điều kiện để các em được học chữ, học nghề.

Sau dịch Covid-19, đội lân Long Nhi Đường lại khó khăn như thời điểm 10 năm trước lúc mới thành lập. Gần nửa năm không có nhiều lịch diễn nhưng tiền ăn, tiền học của các em vẫn phải lo. Tiền quỹ tích cóp nhiều năm Nam cũng đã dùng hết. Hai tháng trước, anh phải cầm cố chiếc xe máy và điện thoại của mình nhưng đến nay vẫn chưa có tiền chuộc lại. Khó khăn là thế, nhưng Nam chưa bao giờ có ý định từ bỏ đội và các em.

Những ngày Trung thu, ngoài lịch diễn của khách hàng, nhóm sẽ đến thăm một mái ấm, biểu diễn múa lân và tặng quà trung cho các em nhỏ. "Mình muốn các em ở Long Nhi Đường biết ‘nhìn xuống’ để thấy những mảnh đời còn bất hạnh hơn cả mình từ đó mà cố gắng vươn lên", Nam chia sẻ

Tuy hoàn cảnh của các em trong đội lân còn khó khăn nhưng mấy năm nay, mỗi ngày cả nhóm đều thay nhau vào bếp, nấu cơm mời những cụ già cơ nhỡ, không nơi nương tựa. Các em không chỉ nỗ lực vươn lên trở thành những người có ích cho xã hội mà hơn hết các em đã biết nghĩ đến người khác, biết yêu thương và chia sẻ với mọi người.

Video xem thêm: Hành thiện tích đức có thể thay đổi số mệnh con người

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/lang-dong-dem-ve-so-726-hanh-thien-tich-duc-co-the-thay-doi-so-menh-con-nguoi_912d6da23.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét