Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020

Tiết Trung thu không hẳn là ngày rằm tháng 8, chứa đựng hàm nghĩa sâu xa

Tiết Trung thu không hẳn là ngày rằm tháng 8, chứa đựng hàm nghĩa sâu xa https://ift.tt/3cJrkh3

Thu phân mới là ngày Trung thu đúng nghĩa nhưng không nhất thiết phải trùng với ngày Rằm, nên không nhất định là Tết Trung thu. “Thiên nhân hợp nhất” là tinh thần tối cao trong văn hóa truyền thống Á Đông và được thể hiện trong toàn thể xã hội. Hoàng đế cổ đại trị vì thiên hạ, đời sống lễ tết của nhân dân… đều phản ánh đạo lý “thiên nhân hợp nhất” này. Ngày “Thu phân” cũng có rất nhiều nghi lễ, phong tục hay thuật ngữ thể hiện “sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên”, dưới đây hãy cùng nói về nội hàm văn hóa của chúng.

Vì sao người xưa gọi Thu phân là 'Trung thu'?

Mùa thu có 3 tháng, tiết Thu phân là ngày mùa thu phân đôi, chính là điểm giữa của mùa thu, cho nên người xưa gọi Thu phân là Trung thu. Chẳng hạn như trong “Chu lễ” nói: “Trung thu, đêm đón rét”, “Trung thu dâng áo lông”, chính là chỉ tiết thu phân. “Trung thu” mà Đổng Trọng Thư thời nhà Hán nói đến cũng là thu phân, trong “Xuân Thu phồn lộ - Âm dương xuất nhập thượng hạ” viết: “Giữa mùa thu, dương ở chính tây, âm ở chính đông, gọi là Thu phân. Vào ngày Thu phân, âm dương cân bằng, ngày nóng đêm lạnh cũng cân bằng nhau”.

Thu phân thường rơi vào ngày 23 hoặc 24 tháng 9 Dương lịch. Vào ngày này, mặt trời chiếu thẳng xuống Xích đạo, hai bán cầu Bắc và Nam có độ dài ngày và đêm bằng nhau, nói bằng ngôn từ của văn hóa truyền thống nghĩa là “âm dương cân bằng”, khí lạnh và khí nóng cũng cân bằng nhau, đây cũng chính là đặc trưng chủ yếu của “Trung thu”. Từ đêm Thu phân trở đi, đêm sẽ dần dài hơn, khí lạnh cũng sẽ nhiều hơn khí nóng.

Tại sao phải cúng trăng vào ngày thu phân?

Lễ hội cúng trăng vào mùa thu đã có từ thời nhà Hạ, Thương, Chu xa xưa. Trịnh Thị có ghi lại trong “Chu lễ”: “Thiên tử thường vái mặt trời vào tiết Xuân phân và cúng mặt trăng vào tiết Thu phân”. Đến thời Đường thì “tiết Thu phân cúng trăng ở ngoại ô phía tây” (theo "Tân Đường thư - Chí đệ nhất - lễ lạc nhất”) nghĩa là vào ngày thu phân ra khỏi cung đến ngoại ô phía Tây để cúng Thần mặt trăng. Vậy trong đêm thu phân tại sao phải cúng trăng? Chúng ta có thể tìm thấy đáp án trong quyển 6 “Tứ ngôn thi” của bộ “Đại Đường giao tự lục”: “Nguyệt dĩ âm đức, tự tây nhi sinh. Tích thủy chi khí, tác kim chị tinh. Lệ thiên thành tượng, phối nhật vi minh”. Nghĩa là trăng đại diện cho âm đức, mà thu phân lại khởi điểm cho đêm dài ngày ngắn, cho nên trăng đã trở thành nhân vật chính trong buổi lễ cúng trăng.

Ảnh: Shutterstock

Loài chim nào đại diện cho tiết thu phân? Tượng trưng cho ý nghĩa gì?

Huyền điểu chính là loài chim đại diện cho Thu phân, nó chính là loài chim én. Bởi vì chim én đến vào Xuân phân, đi vào Thu phân, đến và đi trùng khớp với tiết phân của hai mùa này nên được coi là một trong những loài vật tượng trung cho Thu phân.

Gió trong tiết Thu phân được gọi là Xương Hạp phong, có ý nghĩa đặc biệt gì?

“Dịch vĩ thông quái nghiệm” ghi lại: “Lập xuân là Điều phong, Xuân phân là Minh Thứ phong, Lập hạ là Thanh Minh phong, Hạ chí là Cảnh phong, Lập thu là Lương phong, Thu phân là Xương Hạp phong, Lập đông là Bất Chu phong, DDông chí là Quảng Mạc phong”. Vì sao gió trong tiết Thu phân gọi là Xương Hạp phong? “Sử ký - Luật thư” nói: “Xương Hạp phong ở phương tây. Xương chính là xướng, Hạp là tàng". Có thể thấy Xương Hạp phong chính là gió tây, phía tây lại chính là phương hướng của tiết Thu phân, cho nên Thu phân có Xương Hạp phong mang nghĩa dương khí bị ẩn giấu, tương ứng với hàm ý về việc từ sau ngày Thu phân, ngày sẽ ngắn hơn, đêm sẽ dài hơn.

Tại sao người xưa lại điều chỉnh đo lường vào tiết Thu phân?

Đây là sự thể hiện tinh thần của việc làm theo lý lẽ của đất trời mà điều chỉnh đạo lý của sự đời. “Lễ ký - Nguyệt lệnh” có viết: “Ngày đêm phân chia theo cùng một thước đo, mức độ ngang nhau, chính quân thạch, giác đấu dũng (hộc)”. Ngày Thu phân và Xuân phân có ngày đêm bằng nhau, nóng lạnh cân bằng, là hiện tượng “hòa bình của tự nhiên, tương ứng với tinh thần “công bằng và bình đẳng” trên thế giới.

Vì vậy, các triều đại Trung Quốc coi trọng đạo Trời và thực hành sự hợp nhất giữa thiên nhiên và con người, luôn hiệu chỉnh các dụng cụ đo lường vào ngày Xuân phân và Thu phân, thống nhất các tiêu chuẩn đo lường khác nhau về chiều dài, trọng lượng, dung tích và các tiêu chuẩn đo lường khác được sử dụng trên thị trường, thực hiện tinh thần thương mại công bằng và ngăn chặn tranh chấp mâu thuẫn trong giao dịch mua bán, từ đó duy trì sự hài hòa xã hội.

Tại sao người xưa phải đợi đến sau ngày Thu phân mới thi hành các án xử tử?

Thu quyết (án tử hình mùa thu) chỉ được thi hành sau ngay Thu phân, đây chính là cách làm thuận theo sinh đạo, để sát khí không quấy nhiễu sinh khí của đất trời. Chế pháp thời Trinh Quán (niên hiệu của Đường Thái Tông) có viết: “Từ Lập xuân đến tiết Thu phân không được thi hành các án tử hình”. Từ Xuân phân đến Thu phân, vạn vật trong trời đất và vạn tượng chốn nhân gian đều đang trong thời kỳ phồn vinh phơi phới, phải thuận theo đạo lý này để vạn vật sinh sôi nảy nở, đến giai đoạn thu đông thì có thể cất giữ dùng. Qua tiết Thu phân, sát khí giáng xuống rõ ràng hơn, con người và vạn vật đều nói đến “thu”, lúc này tiến hành “thu quyết” sẽ không quấy nhiễu đến sinh trưởng của đất trời. Vì vậy thời cổ đại, phạm nhân bị tội chết của các tỉnh đều được bộ hình phúc thẩm định tội sau tiết Thu phân và xử quyết sau mùa Thu, nên mới gọi là “Thu quyết”.

Vì sao nói thu phân mang đến món quà quý giá nhất cho nhân gian?

Khí của đất trời không thể vượt quá chữ “Hòa”, hòa hợp mới sinh ra vạn vật. Trong “Văn Tử - Thượng nhân” viết: “Lão Tử nói khí của đất trời, không vượt quá chữ hòa, hòa hợp, điều chỉnh âm dương, ngày đêm phân chia, nên vạn vật đều sinh sôi vào tiết Xuân phân, nảy nở trưởng thành vào tiết Thu phân, sinh và trưởng phải thật hài hòa mới được”. Thu phân và Xuân phân đều là kết tinh của sự giao hòa âm dương, vạn vật trải qua quá trình thai nghén từ xuân sang thu mới có thể thu hoạch. Thu hoạch phụ thuộc vào sự cân bằng âm dương của tiết Thu phân, vậy mới nói sự “hòa hợp” của tiết Thu phân là món quà quý giá nhất của đất trời.

Mùa thu là khí tiết của mùa màng, Thu phân luôn là tinh hoa của giao hòa âm dương. Sinh mệnh vào thu cũng lấy “dưỡng thu” để duy trì sự sống, mà dưỡng thu để đảm bảo hài hòa. Thu phân là lúc thiên nhân hợp nhất, quả thực là “mùa thu tiết trời mát mẻ!” vậy.

Theo Epochtimes
Quỳnh Chi biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét