Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020

Vụ ‘bùng’ 150 mâm cỗ cưới: Hợp đồng miệng liệu có giá trị pháp lý?

Vụ ‘bùng’ 150 mâm cỗ cưới: Hợp đồng miệng liệu có giá trị pháp lý? https://ift.tt/2SeVrUd

Theo Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng đặt cỗ cưới ‘bằng lời nói’ vẫn có giá trị pháp lý.

Trao đổi với báo Người Lao Động, luật sư Nguyễn Anh Thơm - Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, đây là vụ việc hy hữu xảy ra trong giao dịch dân sự. 

“Do tin tưởng và quan hệ quen biết nên chủ nhà hàng đã chủ quan thỏa thuận miệng, không lập hợp đồng và đặt cọc tiền làm cỗ cưới nên thiệt hại xảy ra khi khách hàng không đến ăn là rất lớn. 

Đây cũng là bài học cảnh báo trong việc giao kết hợp đồng dân sự phải tìm hiểu kỹ đối tác, lập văn bản và phải có biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng (đặt cọc) đối với giao dịch có giá trị lớn…” - luật sư Nguyễn Anh Thơm phân tích.

Theo luật sư Thơm, Điều 119, Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì hình thức của giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Do vậy, hợp đồng đặt cỗ cưới vẫn có giá trị pháp lý, hai bên phải thực hiện đúng các nghĩa vụ theo nội dung hợp đồng.

Luật sư phân tích thêm, nếu bên đặt hàng đã đặt hàng nhưng không thực hiện việc thanh toán và nhận hàng đã đặt thì theo pháp luật dân sự người đặt hàng đó đã vi phạm quy định về nghĩa vụ của hợp đồng. 

Theo luật sư, nhà hàng cần gửi đơn kiện đến tòa án để được giải quyết
Ảnh chụp màn hình Kenh14.

Theo quy định pháp luật hiện hành thì bên đặt hàng sẽ phải buộc thực hiện việc nhận và thanh toán như đã thỏa thuận. Và phải chịu thêm chi phí bảo quản và vận chuyển phát sinh nếu có. Nếu chậm thực hiện việc nhận hàng mà hàng hóa có hư hỏng việc chậm nhận đó do lỗi của bên nhận hàng thì cũng phải chịu các chi phí phát sinh nếu có.

“Do đó, nếu chủ nhà hàng và khách không thỏa thuận được về việc thanh toán tiền theo hợp đồng thì có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân để giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự và buộc bên vi phạm phải có trách nhiệm” - luật sư Thơm nêu quan điểm.

Đã tìm thấy cô dâu ‘bùng’ cỗ cưới

Trao đổi với báo Zing tối 1/10, Công an TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên cho biết cô gái bùng cỗ cưới là C.T.U. (24 tuổi). Hiện U. đã được mời về trụ sở Công an TP. Điện Biên Phủ để làm rõ vụ việc.

Cùng ngày, công an phường Mường Thanh cho biết, chủ nhà hàng Tâm Phúc trước đó trình báo với công an sở tại về việc chị U. đặt 150 mâm cỗ cưới nhưng không xuất hiện, không thanh toán tiền.



“Nhận cỗ cưới yêu cầu qua điện thoại”

Anh N.V.L. (chủ nhà hàng Tâm Phúc, ở phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) cho hay, thỏa thuận làm tiệc cưới giữa nhà hàng và đôi nam nữ không có giấy tờ, hợp đồng chỉ bằng miệng.

“Cặp nam nữ này là khách hàng hay ăn tại quán, thường nhậu tại nhà hàng tôi. Khi họ đặt yêu cầu làm cỗ cưới thì tôi đồng ý”, chủ nhà hàng nói.

“Khi nhận đơn đặt hàng, tôi có nói chuyện điện thoại với một số người xưng là bố mẹ của đôi nam nữ. Thỏa thuận giữa tôi và họ chỉ qua điện thoại, không có hợp đồng, tôi cũng chưa gặp họ lần nào”.

Anh L. cho biết trước khi làm cỗ, anh có yêu cầu bố mẹ của cô dâu, chú rể đặt cọc 30 triệu đồng. “Ban đầu họ đồng ý nhưng xin khất, đến khi nào gần ngày tiệc thì trả. Nhưng sát ngày làm đám cưới, họ vẫn tìm cách để né tránh và không thanh toán tiền cọc”, chủ nhà hàng kể lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét