Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020

Tín ngưỡng Thần Phật có phải là mê tín phong kiến hay không? (P.1)

Tín ngưỡng Thần Phật có phải là mê tín phong kiến hay không? (P.1) https://ift.tt/3cMfh2y

Từ xưa đến nay, con người trên khắp thế giới đều là kính Thần. Có thể nói văn hóa tín Thần không đâu không hiện hữu. Tuy nhiên, hiện nay, mỗi khi nhắc đến tín Thần thì lại bị người cười chê rằng “mê tín phong kiến”. Vậy tín thần có phải là mê tín phong kiến?

“Sự việc của Thần thì con người có thể biết được, nó vốn hiển hiện rõ trong tâm mỗi người, bởi vì Thần đã mặc khải cho họ. Từ khi tạo ra trời đất đến nay, năng lực vĩnh cửu và Thần tính của Thần vẫn hiển hiện rõ ràng, tuy rằng mắt thường không nhìn thấy được nhưng dựa vào những vật thể đã được tạo ra thì có thể biết được, khiến con người không thể chối bỏ”. (Kinh Thánh - Rô-ma 1: 19-20)

Tín Thần là tín ngưỡng chân chính của con người

Theo tài liệu văn hiến lịch sử sớm nhất của Trung Quốc là sách Thượng Thư có ghi chép, mỗi khi bậc vua quan các triều đại Hạ, Thương, Chu, mỗi khi mở miệng họ đều nói đến Trời, mệnh Trời. Hơn nữa, chữ Đế còn được tìm thấy rất nhiều trong chữ Giáp cốt. "Trời" là gì? "Đế" là gì? Vào thời thượng cổ thì hai chữ này có cùng ý nghĩa, đều chỉ vị Thần cao nhất, cũng là vị Thần tối cao làm chủ tất cả. Ngoài thờ Trời và Đế, người thượng cổ còn tín ngưỡng nhiều vị Thần khác như Thiên Thần, Thần Núi, Thần Sông cùng quỷ...

Bắt đầu từ trước sau thời Tiên Tần, Trung Quốc xuất hiện Đạo gia, Đạo giáo, Hồi giáo, Đạo Cơ Đốc, Đạo Thiên Chúa... Mãi đến thập niên 90, khi phong trào khí công đang rất hưng thịnh, tín ngưỡng Pháp Luân Công mới lại xuất hiện. Những pháp môn này đều là tín ngưỡng Thần, mỗi môn lại tín ngưỡng một vị thần riêng. Kỳ thực, Thần không phải là điều gì quá huyền bí hoặc là thứ khó hiểu, họ chẳng qua là những sinh mệnh có trí huệ to lớn, là sinh mệnh cao cấp mà thôi. 

Nhưng ở Trung Quốc ngày nay, không cần biết bạn tin vào điều gì, chỉ cần là tín ngưỡng vào Thần thì đều trở thành kẻ đối đầu với Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trong quá trình cầm quyền, nó không chỉ hủy hoại niềm tin của người dân thông qua việc truyền bá học thuyết vô Thần mà còn dùng nhiều biện pháp chèn ép và hãm hại người tín ngưỡng Thần. Vì để hợp thức hóa cho việc phá hủy và đàn áp tín ngưỡng, nó còn khéo léo chụp lên đầu tín ngưỡng cái gọi là "phong kiến mê tín". Cho đến ngày nay, nó đã dùng cụm từ này để tuyên truyền bôi nhọ tín ngưỡng Thần trên phạm vi rất rộng. Vậy nên, mỗi khi có người nói rằng bản thân tín ngưỡng Thần thì liền có người cười mỉa mai: "Anh không phải đang làm mê tín phong kiến sao?". "Thứ mê tín phong kiến này anh cũng tin à?". 

Điều này đưa ra cho chúng ta một vấn đề trọng yếu: "Liệu tín ngưỡng vào thần có phải là mê tín phong kiến?". Để trả lời rõ câu này thì cần phải hiểu rõ thế nào là phong kiến mê tín. 

Thế nào là ‘phong kiến mê tín’.

Theo như hiểu biết của người viết thì cụm từ "phong kiến mê tín" không xuất phát từ văn hóa truyền thống, cũng không phải là từ ngữ du nhập từ nước ngoài. Vậy thì, rốt cuộc ai là người sáng tạo ra cũng không ai biết. Nhưng có một điểm có thể khẳng định, đây là một khái niệm mà ĐCSTQ thường sử dụng. Nói đúng hơn thì nó là một cái gậy chính trị đánh người vô cùng nổi tiếng của văn hóa đảng. Về bản thân khái niệm mà nói thì cụm từ "phong kiến mê tín" là không khoa học và không ăn nhập với nhau.

Từ "phong kiến" vốn có nghĩa là “phong bang kiến quốc”, tức là vào thời nhà Chu, sau khi đoạt được thiên hạ, Hoàng đế nhà Chu tiến hành phân đất phong hầu cho công thần cùng thân tín để lập nên các nước chư hầu. Còn từ "mê tín" có nghĩa là sùng bái một cách mù quáng, không lý trí, tin một cách say mê. Hai từ này ghép lại thành "phong kiến mê tín", đây đúng là râu ông nọ cắm cằm bà kia.

Chúng ta tạm thời bỏ qua một bên sự không ăn khớp này. Văn hóa đảng đã dùng nó để đan một chiếc giỏ, chỉ cần ĐCSTQ thấy cái gì đó không thuận mắt, ví như trình độ sản xuất thấp, khoa học không phát triển tạo ra những sản phẩm chất lượng thấp và lạc hậu đều bị cất vào chiếc giỏ này. Chỉ cần là tín ngưỡng vào Thần thì liền bị nó đem cất vào trong. 

Phá hủy tượng thờ thời “Cách Mạng Văn Hóa” (Ảnh: Wikipedia).

Vậy, cái gì mới được gọi là ngu muội, lạc hậu, mù quáng? Nếu tìm hiểu sâu thêm thì chúng ta sẽ phát hiện ra, dưới con mắt của ĐCSTQ thì những thứ không phù hợp với khoa học hiện đại hoặc là chưa được khoa học thực chứng thì đều bị coi là mê tín, lạc hậu, mù quáng và vớ vẩn. 

Lẽ nào những gì chưa được khoa học chứng minh thì đều coi là ngu muội, mù quáng, vớ vẩn và lạc hậu sao? Đều là thứ hư ảo sao? Và nếu tín ngưỡng vào đó thì đều là mù quáng, ngu muội và lạc hậu? Đây cũng là lý do mà tín ngưỡng vào Thần bị quy thành mê tín phong kiến. 

Ngày nay, nhân loại đang không ngừng nhận thức và khám phá ra cái mới. Những thứ đó không phải là không tồn tại mà bởi vì khoa học chưa phát triển đến mức có thể nhận biết ra được mà thôi. 

Thần là có thật hay là hư ảo và liệu có thực sự tồn tại hay không? 

Thực tế thì khoa học hiện đại ngày nay không cách nào chứng minh Thần hiển hiện rõ ràng trước mắt con người, có thể sờ thấy và cảm giác được. Vậy hễ gì khoa học chưa chứng thực được Thần có tồn tại thì nghĩa là Thần liền không tồn tại? 

Thứ nhất, khoa học hiện đại không thể chứng minh có Thần hiển hiện trước mắt để con người tận mắt nhìn thấy, cũng không có nghĩa là khoa học vĩnh viễn không thể chứng minh có Thần tồn tại. Trong lịch sử chúng ta đã từng thấy, có rất nhiều thứ mà tại thời điểm đó khoa học không thể chứng minh, nhưng khi khoa học phát triển hơn nữa thì lại có thể chứng minh được thứ đó là có tồn tại. Bởi vì khoa học luôn không ngừng phát triển. Ví dụ như đạo lý về kinh mạch trong Đông y. Cũng giống như vậy, khoa học hiện nay chưa chứng thực được được sự tồn tại của Thần, nhưng tương lai con người sẽ làm được điều đó, cũng sẽ chứng minh được có Thần tồn tại. 

Thứ hai, nhà triết học nổi tiếng của Đức, Kant đã từng nói: “Thật khó để chứng minh là có Thần tồn tại, để chứng minh Thần không tồn tại lại càng khó hơn". Khoa học không chứng minh được Thần có tồn tại nhưng cũng không phủ nhận nổi rằng Thần không tồn tại. Nói chính xác thì Thuyết vô Thần bản thân nó cũng không thể chứng minh được là vô Thần, thế nên thuyết vô Thần vĩnh viễn chỉ là giả thuyết mà thôi. 

Bởi vì:

Một là, Thuyết vô Thần cho rằng vũ trụ là vô biên (nếu có biên thì bên ngoài cái biên đó là gì? Ở đó có sinh mệnh cao cấp hơn con người không?). Đã là vô biên thì làm sao có thể nhìn thấy hết được vũ trụ mà đưa ra kết luận vũ trụ không có Thần? Đây là nhìn vấn đề trên diện rộng. 

Hai là, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương pháp thăm dò cũng ngày một tiên tiến. Vậy những nơi đã thăm dò trước kia có nên thăm dò lại không? Tất nhiên là cần thăm dò lại rồi. Kỹ thuật thăm dò không ngừng phát triển, thế nên việc thăm dò lại này bản thân cũng là vô cùng vô tận rồi.

Ba là, nếu như có tồn tại sinh mệnh cao cấp hơn con người thì trình độ khoa học kỹ thuật của họ hoàn toàn có thể khiến cho chúng ta không thăm dò ra họ được. Họ có thể thấy chúng ta nhưng chúng ta không thấy họ được. Việc này cũng giống như hệ thống ra-đa thế hệ cũ không thể dò tìm ra máy bay tàng hình thế hệ mới được.

Bốn là, khoa học thực chứng nghiên cứu đối tượng thì cần điều kiện cần và đủ, là đối tượng lặp đi lặp lại, nghĩa là nghiên cứu một đối tượng lặp đi lặp lại nhiều lần từ đó quy nạp rút ra kết luận. Nhưng sự khởi nguồn của vũ trụ, sinh mệnh, nhân loại là sự việc đã hoàn thành rồi, không thể nào lặp lại để nghiên cứu được. Đây chính là hạn chế lớn nhất của khoa học thực chứng.

Như vậy có thể thấy việc nghiên cứu thăm dò vũ trụ, từ độ rộng, độ sâu, khả năng và giới hạn của khoa học thực chứng mà nói thì Thuyết vô Thần không chỉ không có tính khoa học, mà cũng không có tính khả thi. Vì thế mà ngay cả Huxley, người đi đầu truyền bá chủ nghĩa Darwin cũng phải thừa nhận: “Từ lập trường triết học thuần túy thì Thuyết Vô thần không đứng vững được”.

Nhưng gì mà khoa học thực chứng ngày nay biết nếu so sánh với vũ trụ rộng lớn thì chỉ như hạt cát nhỏ (ảnh: Geralt / Pixabay).

Con người tuy không thể dùng các phương pháp khoa học thực chứng để nhìn thấy, sờ thấy hoặc cảm nhận được về Thần, nhưng từ xưa đến nay những sự việc Thần hiển linh ở nhân gian mà con người nhìn thấy có tồn tại không ít. Chỉ có điều, những sự việc hiện tượng này không lặp lại theo ý muốn của con người nên những người theo thuyết vô Thần không tin mà thôi. 

Như vậy có thể nói, nếu chỉ dựa vào trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay với những hạn chế như nói trên mà kết luận Thần không tồn tại, là hư ảo và tín ngưỡng đối với Thần là ngu muội, mù quáng, hoang đường, lạc hậu, là ‘phong kiến mê tín’, thì lập luận này không đứng vững được.

Vậy dựa vào đâu để nhận biết Thần tồn tại hay không?

Lại nói, cho dù Thần không trực tiếp hiển hiện trước mặt con người, do vậy không thể dùng khoa học để chứng minh sự tồn tại của Thần. Tuy nhiên, cùng với chiều dài lịch sử, Thần cũng để lại nhiều Thần tích và dấu hiệu nhận biết tại nhân gian, giúp con người có căn cứ phán đoán sự tồn tại của Ông. Điều này cũng giống như việc quan tòa xét xử vụ án, họ không thể nào làm cho vụ án tái diễn để biết nghi phạm có phạm tội thật hay không. Tuy nhiên họ lại có thể dựa trên các chứng cứ hiện trường và nhân chứng mà thực hiện phân tích tính logic để xác định nghi phạm có tội hay vô tội. Những dấu tích Thần hiển lộ ở thế gian thì hoàn toàn có liên quan chặt chẽ đến những thành quả mà khoa học ngày này phát hiện ra. 

Chỉ cần quan sát một chút chúng ta sẽ thấy, từ những thiết kế đồ vật nhỏ trong gia đình đến kiến trúc các tòa nhà chọc trời, từ quản lý hệ thống giao thông đến toàn bộ kết cấu xã hội, tất cả đều có trật tự và quy định riêng. Mà những thứ đó lại không tách rời thiết kế và trí tuệ của con người, chúng cũng không tự nhiên mà hình thành. 

Cũng vậy, trong giới tự nhiên cũng có trật tự và quy tắc tương tự. Không những thế, nó còn chính xác và cao cấp hơn trật tự và quy tắc xã hội nhân loại. Một trong những thành quả lớn nhất mà khoa học đem lại cho con người chính là khiến chúng ta ngày càng nhận thức rõ ràng và sâu sắc hơn về trật tự và tính chất quy luật của mọi thứ trong thế giới này. 

Thử nghĩ, trật tự và quy luật của xã hội loài người đều không tách khỏi trí tuệ và ý chí con người, vậy thì trật tự và quy luật của giới tự nhiên chính xác hơn, cao cấp hơn sao có thể tự nhiên hình thành được? Nó chỉ có thể đến từ sinh mệnh cao cấp có trí tuệ lớn hơn con người, cũng chính là sự sáng tạo của Thần.

Nhà vật lý nổi tiếng Đại học Cambridge, John Polkinghorne từng nói: “Khi bạn nhận thức được những quy luật giới tự nhiên đều hài hòa với nhau một cách tinh tế không thể tưởng tượng nổi, với những gì nhìn thấy được về vũ trụ, bạn có nghĩ rằng: Cái vũ trụ này không phải tự nhiên mà có, mà cố ý sáng tạo ra". 

Lấy ví dụ về trái đất của chúng ta. Địa cầu của chúng ta cách mặt trời 1,15 tỷ km. Ở vị trí này trái đất nhận được đủ ánh sáng mà không bị nhiệt thiêu đốt. Trái đất quay với vận tốc 11 km/s quanh mặt trời, với tốc độ này, nó không bị thoát xa khỏi hệ mặt trời và cũng không bị mặt trời hút vào. Khoảng cách, tốc độ này dường như trải qua tính toán kỹ càng và nhiều lần thử nghiệm mới đạt được. Vậy hỏi ai có khả năng làm được điều này, chỉ có thể là Thần. 

Lấy mắt động vật để so sánh, chúng ta thấy kính viễn vọng và máy ảnh ngày nay đã rất tinh vi, nhưng mắt động vật còn tinh vi hơn chúng hàng trăm triệu lần. Kính viễn vọng ma trận SKA (Square Kilometre Array) lớn nhất thế giới hiện nay là dựa trên nguyên lý cấu tạo của mắt ruồi mà chế tạo ra. Vậy con mắt tinh vi của ruồi thì ai thiết kế và chế tạo ra? Con người ư? Tất nhiên là không phải. Vậy từ một vụ nổ vũ trụ ngẫu nhiên hình thành ra ư? Cũng không thể có khả năng. Đó chỉ có thể là kiệt tác của sinh mệnh cao cấp.

Vậy thân thể con người thì sao? Kết cấu cơ thể con người có thể nói là vô cùng kỳ diệu, có hệ thống thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, miễn dịch, nội tiết, cơ năng vận động, bài tiết. Trong số đó có cái hoàn toàn tự động, có cái bán tự động, có cái chịu sự khống chế của tư tưởng, có cái cần nghỉ ngơi, có cái cần làm việc không ngừng nghỉ từng phút giây, từ đó phối hợp tạo thành một con người sống. Mỗi hệ thống chỉ cần có chút sai sót thì sinh mệnh sẽ kết thúc. Vậy những hệ thống này tự nhiên hình thành sao? Không thể nào. Chỉ có Thần mới có thể sáng tạo ra vật kỳ diệu như thế.

Những ví dụ như thế này có thể nói là vô cùng vô tận. Tuy nhiên, con mắt khoa học lại nhìn không thấy và không chứng minh được. Thực tế cũng cho thấy, những phát hiện khoa học từ xưa đến nay đã cung cấp cho chúng ta rất nhiều chứng cứ liên quan đến sự tồn tại chân thực của Thần.

Theo Epoch Times
San San biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét